Chương 2
3
Tôi dùng cả tay lẫn chân leo ra khỏi hang nước. May mắn là hòn đảo này vẫn chưa được khai thác hoàn toàn, trên đảo chỉ có lác đác vài hộ dân sinh sống. Sự xuất hiện của tôi cũng không gây chú ý với ai.
Tôi đi đến một chỗ bằng phẳng hơn, đổ hết đồ trong túi xuống đất, rồi đeo lại chiếc ba lô trống không, quay lại trèo vào hang nước.
“Gâu gâu…”
“Im ngay!”
Quả nhiên, con chó chăn cừu Đức vẫn đang chờ tôi trên boong tàu, hớn hở vẫy đuôi.
Tôi bám vào những mỏm đá nhô ra, cẩn thận trèo đến cạnh boong tàu.
“Cấm c//ắn tao! Tao tiêm phòng dại rồi đấy!” Tôi giơ ngón tay chỉ vào nó, cố tỏ ra hung dữ.
“Hú ưm…”
Con chó kêu lên hai tiếng, rồi vòng vòng đi lại trên boong tàu.
Tôi canh góc nhảy lên boong, kéo khóa mở rộng ba lô trống ra, đặt xuống trước mặt nó.
“Muốn đi theo tao thì chui vào đây, tao cõng mày ra ngoài. Không thì tao mặc kệ mày luôn.”
Khi virus bùng phát hoàn toàn, hòn đảo này chưa chắc đã an toàn tuyệt đối. Tôi cũng không muốn ngày nào cũng phải mò ra đây cho nó ăn.
Con chó nghiêng đầu nhìn tôi, đứng cách một khoảng, có vẻ không hiểu tôi đang nói gì.
Tôi chỉ vào chiếc ba lô, rồi chỉ ra phía ngoài: “Chui vào, tao dẫn mày ra ngoài.”
Nhưng nó vẫn đứng im, thậm chí còn sủa tôi một tiếng.
“Đồ vô ơn.” Tôi lầm bầm một câu, định đứng dậy túm lấy nó. Nhưng dù bị qu//è một chân, con chó vẫn nhanh nhẹn tránh né.
“Mày chắc chứ? Không đi theo thì tao mặc kệ đấy.” Tôi không muốn phí thời gian với một con chó, liền xách ba lô lên chuẩn bị đi.
“Gâu gâu…”
Nó lại sủa hai tiếng.
Tôi bất lực thở dài, lấy từ trong khoang tàu ra một cây xúc xích.
Sau một hồi dụ dỗ, cuối cùng con chó cũng không cưỡng lại được sức hút của cây xúc xích, từng bước một tiến lại gần tôi.
Lúc nhỏ, tôi từng theo ông bà ngoại học cách bắt mèo, bắt chó. Chờ nó đến gần, tôi nhắm chuẩn vào sau gáy nó, chụp lấy một cái rồi nhét thẳng vào ba lô.
Bất ngờ là con chó này lại ngoan ngoãn, chỉ mãi mê gặm xúc xích mà không hề giãy giụa, để mặc tôi nhét nó vào túi.
Ba lô không quá lớn, chỉ đủ nhét nửa thân dưới của nó, còn nửa thân trên thì thò ra ngoài.
Tôi cõng nó lên lưng, đặt hai chân trước của nó lên vai mình.
“Đừng có ngọ nguậy. Ngã xuống là tao không cứu đâu, tao không biết bơi.”
Con chó ăn xong xúc xích, có vẻ hiểu được lời tôi, chỉ ngó nghiêng xung quanh chứ không làm gì khác.
Tôi men theo lối cũ, từng bước trèo ra khỏi hang nước.
Vừa đặt chân xuống nền đất bằng, con chó trên lưng đã nhảy xuống, cà nhắc đi loanh quanh.
Tôi nhặt đồ trên mặt đất bỏ lại vào ba lô, liếc nhìn con chó đang thăm dò xung quanh, rồi quay người đi về phía biệt thự của mẹ tôi.
“Reng reng reng”
Điện thoại tôi đột nhiên reo lên.
Là Tiểu Nghiên.
“Tiểu Nghiên, sao thế?” Tôi vừa bắt máy đã nghe thấy tiếng nức nở và âm thanh hỗn loạn từ đầu dây bên kia.
“Ý Ý, th//ây m//a… khắp nơi đều là th//ây m//a…”
Tôi thở dài, tốc độ bùng phát virus trong thành phố còn nhanh hơn cả tôi tưởng tượng.
“Tôi cũng vừa chạm mặt một con…”
“Cậu không sao chứ?” Tiểu Nghiên vội vã hỏi, giọng lo lắng: “Không bị c//ắn chứ? Tôi thấy ai bị c//ắn không bao lâu sau là…”
“Tôi ổn.” Tôi trấn an cô ấy: “Sau này đừng ra ngoài nữa, ở yên trong nhà với bố mẹ cậu, chờ cứu viện.”
“Được.” Cô ấy khẽ nấc, “Cậu cũng… cậu cũng cẩn thận nhé.”
“Ừ, tôi đang trên đường, lát về đến nơi rồi nói chuyện tiếp.” Một tay tôi cầm điện thoại và đèn pin, tay còn lại vạch lối giữa những bụi cây.
“Được…” Giọng Tiểu Nghiên có phần tủi thân: “Vậy cậu nhớ cẩn thận đấy.”
“Nhớ để điện thoại ở chế độ im lặng, cố gắng không phát ra tiếng động. Đám th//ây m//a nhạy cảm với âm thanh, nhưng mắt chúng đã hỏng cả rồi. Nếu chẳng may phải đối đầu, hãy nhắm vào đầu mà đ//ập, những chỗ khác đều vô dụng.”
“Ừ ừ, tôi nhớ rồi!” Tiểu Nghiên lập tức đáp lời.
Tôi cúp máy, quay đầu nhìn lại, thấy con chó chăn cừu Đức không biết từ lúc nào đã theo sát phía sau, vừa cảnh giác vừa bám theo tôi đầy tin tưởng.
Đi khoảng nửa tiếng, cuối cùng tôi cũng tìm thấy biệt thự của mẹ.
Mẹ tôi vẫn luôn là mẹ tôi.
Biệt thự nằm lưng chừng núi, không có con đường nào thông suốt để lên xuống, đủ để cản bước cả con người lẫn th//ây m//a. Phía ngoài còn có một bức tường cao bao quanh, trên tường còn có cả lưới điện.
Muốn vào trong tường rào, trước tiên phải dùng chìa khóa mà chỉ tôi và mẹ mới có để mở cổng lớn. Sau khi vào trong, muốn vào nhà còn cần phải có nhận diện khuôn mặt của tôi hoặc mẹ.
Khi tôi định đóng cổng lại, con chó chăn cừu Đức đứng cách đó vài mét, nhìn tôi bằng ánh mắt đáng thương. Cái đuôi vốn vẫy cao cũng rũ xuống.
Tôi do dự một chút rồi vẫn để nó vào sân.
Là một hòn đảo thích hợp cho con người sinh sống, tất nhiên nơi này có hệ thống cấp nước ngọt và nguồn điện riêng. Nhưng mẹ tôi vẫn đề phòng trường hợp xấu, lắp đặt rất nhiều tấm pin mặt trời trên mái nhà và trong sân.
Như vậy, dù sau này nguồn điện trên đảo không còn hoạt động, ít nhất trong nhà vẫn có đủ điện dùng.
Theo lời mẹ dặn, sau khi vào nhà, tôi lập tức kích hoạt chế độ phòng thủ cấp cao nhất.
Tôi không rõ chế độ phòng thủ này bao gồm những gì, nhưng tôi có thể thấy lưới điện trên tường rào đã được kích hoạt và tất cả cửa sổ, cửa ra vào trong nhà đều đã bị bịt kín.
Sau khi dọn dẹp sơ qua, tôi lấy hộp thuốc ra, tìm thuốc xoa bóp trị chấn thương, băng gạc và nẹp cố định.
Con chó chăn cừu Đức đang cuộn tròn trong góc, nghe tiếng động cũng chỉ lười biếng liếc mắt nhìn tôi.
Tôi ném mấy cây xúc xích xuống trước mặt nó. Nhân lúc nó bận ăn, tôi kéo chân bị thương của nó ra.
Tôi không phải bác sĩ, chỉ biết chút sơ cứu cơ bản. Tôi sờ thử phần xương chân của nó, thấy hơi cong vẹo.
Lúc ở trên du thuyền, tôi không biết nó đã vật lộn với thây ma thế nào, cũng không rõ nó bị thương ra sao. Nhưng may mắn là th//ây m//a chưa cào hay cắn trúng nó. Không có vết thương hở, nếu không tôi đã sợ nó cũng biến đổi mất rồi.
Tôi dùng rượu thuốc xoa bóp chỗ bị thương, khiến nó kêu lên hai tiếng đầy ấm ức, sau đó dùng nẹp và băng gạc cố định lại.
Chân nó có lành lại được hay không, chỉ có thể dựa vào chính nó thôi.
Sau đó, tôi lấy một bát nước và một bát ức gà đặt trước mặt nó.
Khi mẹ tôi xây biệt thự, chắc hẳn bà không nghĩ đến chuyện nuôi chó, nên trong nhà chẳng có lấy một hạt thức ăn cho chó.
Xử lý xong vết thương cho con chó, tôi vào phòng tắm tắm rửa. Đang định nấu chút gì đó để ăn, mẹ tôi đột nhiên gọi điện đến.
“Con gái, con về đến nhà chưa?”
“Con về rồi. Mẹ, bên mẹ thế nào rồi?” Tôi vội vàng đặt mọi thứ xuống.
“Tạm thời vẫn an toàn. Vài ngày nữa mẹ sẽ đến tìm con. Con cứ ở nhà ngoan ngoãn, ai đến cũng đừng mở cửa.”
“Vâng, con biết rồi!” Tôi gật đầu lia lịa.
“Xẹt xẹt…”
Tín hiệu bắt đầu nhiễu.
“Mẹ, mẹ nói gì cơ?”
“Nếu… mất liên lạc… con…”
Điện thoại vang lên tiếng rè rè, sau đó cuộc gọi đột ngột bị ngắt.
Tôi nhìn chằm chằm vào màn hình tối đen, lòng chợt thấy bất an.
Mẹ nói sẽ đến tìm tôi, nhưng bà đang ở đâu? Lúc này, tình hình bên ngoài ra sao rồi?
Tôi thử gọi lại nhưng không có tín hiệu.
Bất lực, tôi đặt điện thoại xuống, lấy chút đồ ăn trong bếp ra lấp đầy bụng.
Chưa kịp ăn được mấy miếng, con chó chăn cừu Đức đã kéo lê cái chân bị thương đến gần, nằm xuống bên chân tôi, ngước mắt nhìn tôi đầy tội nghiệp.
“… Còn đói à?”
Nó không sủa, chỉ nhẹ nhàng vẫy đuôi.
Tôi thở dài, cầm bát thức ăn còn dư lại đặt trước mặt nó.
“Ăn đi, ăn xong rồi nghỉ ngơi, mai còn phải tính tiếp.”
Nó lập tức vùi đầu vào ăn, chỉ chốc lát sau đã liếm sạch bát.
Tôi nhìn con chó đang nằm dài trên sàn nhà, nhắm mắt lại như thể hoàn toàn yên tâm về tôi, trong lòng không khỏi cảm thấy có chút buồn cười.
Bên ngoài gió biển vẫn thổi ào ạt, mang theo mùi mặn chát và chút hơi lạnh.
Tôi đứng lên khóa kỹ cửa, kiểm tra lại tất cả thiết bị phòng thủ, sau đó quay về phòng, lấy chăn đắp cho con chó rồi tựa lưng vào ghế, thở dài một hơi.
Ngày đầu tiên kể từ khi thế giới bắt đầu sụp đổ… đã kết thúc như vậy.
Madara Info
Madara stands as a beacon for those desiring to craft a captivating online comic and manga reading platform on WordPress
For custom work request, please send email to wpstylish(at)gmail(dot)com