Giới thiệu truyện
Hai đường thẳng không giao nhau
Khi tôi vừa tròn ba tháng tuổi, cha mẹ đã bỏ tôi lại quê nhà cho bà nội chăm sóc. Cả hai lên thành phố làm việc, từ đó hầu như không còn tin tức gì.
Cha mẹ đã kiện tôi ra tòa, với lý do rằng hiện giờ tôi có tài sản hàng chục triệu nhưng lại từ chối chu cấp cho họ.
Ngày phiên tòa diễn ra, tôi đến đúng hẹn.
Khi phán quyết yêu cầu tôi phải trả cho họ mỗi tháng năm trăm nhân dân tệ tiền cấp dưỡng, tôi không nhịn được bật cười.
Tôi đã tham khảo ý kiến luật sư, năm trăm nhân dân tệ này tôi có thể thay thế bằng vật phẩm có giá trị tương đương.
Vậy nên, tôi bắt đầu “chu đáo” gửi đến họ kem vào mùa đông và than đá vào mùa hè.
Nhìn gương mặt họ tức giận đến mức gần như méo mó, tôi cười đến mức ngả người về trước rồi lại ngửa người ra sau.
–
Khi tôi vừa tròn ba tháng tuổi, cha mẹ đã bỏ tôi lại quê nhà cho bà nội chăm sóc. Cả hai lên thành phố làm việc, từ đó hầu như không còn tin tức gì.
Bà nội tôi lại là người trọng nam khinh nữ. Vì vậy từ khi có ký ức, cuộc sống của tôi đã chẳng hề dễ dàng.
Lúc nhỏ, tôi thường đi theo bà ra đồng làm việc. Một lần bất cẩn, tôi rơi xuống giếng nước, hoảng loạn vẫy vùng suốt một lúc lâu. Bà vẫn đứng bất động ở đó, không chút phản ứng.
Cuối cùng, một người hàng xóm đi ngang qua nhìn thấy mới vội vàng kéo tôi lên.
Sau đó, bà nội chửi mắng tôi: “Mệnh mày đúng là dai thật! Sao không c/h/ế/t đuối luôn đi cho rồi!”
Tôi khó nhọc lớn lên đến năm tuổi. Trong suốt năm năm ấy, cha mẹ tôi chưa từng quay lại thăm tôi một lần, như thể tôi – đứa con gái này – chưa từng tồn tại với họ.
Tôi thấy bọn trẻ trong làng mỗi dịp Tết đến, cha mẹ chúng đều mang quà về. Nghỉ hè hay nghỉ đông, chúng được cha mẹ làm việc ở thành phố đón lên chơi. Trong ánh mắt tôi tràn ngập sự ghen tị.
Năm ấy, vào dịp Tết Nguyên Đán, tôi cuối cùng cũng gặp lại cha mẹ mình – Ôn Lượng và Dương Thủy Tiên.
Họ cuối cùng cũng trở về, còn mang theo quà cáp.
Nhưng món quà đó lại dành cho con trai bác cả – anh họ của tôi.