Chương 3
6.
Thầy giáo họ Lý, bề ngoài có vẻ hiền lành thân thiện, nhưng mỗi lần dạy phụ đạo riêng, ông ta luôn có những hành động lén lút khiến tôi khó chịu.
Ban đầu là mượn cớ chấm bài để sờ tay tôi.
Sau đó, dần dần là sờ mặt, sờ tai.
Rồi ông ta lợi dụng lúc tôi không để ý, cố tình áp sát phía sau, thậm chí còn nói mấy câu đùa cợt tục tĩu khiến tôi vô cùng ghê tởm.
Tôi biết số tiền mẹ kế kiếm được không dễ dàng gì, tôi không muốn khiến cô phải lo thêm.
Vì việc học, tôi nhẫn nhịn hết lần này đến lần khác.
Nhưng thầy Lý càng lúc càng quá đáng.
Cho đến một lần, lúc trong nhà không có ai, ông ta vỗ đùi, cười toe toét nói với tôi:
“Lại đây ngồi lên đùi thầy nào.”
Tôi từ chối.
Ông ta lập tức đổi giọng đe dọa.
Trong lúc hoảng loạn, tôi vớ lấy ly thủy tinh đập vào đầu ông ta.
Khi mẹ kế về đến nhà, thầy Lý vừa lau nước mũi vừa khóc lóc kể lể:
“Xin lỗi, tôi không thể dạy nổi con bé này. Bài vở làm không ra, tôi nói vài câu thì nó đã ra tay đ/á/n/h tôi rồi!”
Ba tôi bắt tôi xin lỗi.
Tôi không chịu.
Ông ta liền chửi mắng tôi om sòm:
“Tống Đa Dư, tao nể mặt mày lắm rồi đấy! Không xin lỗi thì cút đi, học hành cái con khỉ! Ngay từ đầu đáng ra tao phải để mày c/h/ế/t dí trong cái xưởng đó, khỏi ngoi đầu lên luôn!”
Thầy Lý giả bộ can ngăn, lúc rời đi còn tranh thủ sờ mặt tôi, giọng lấp lửng:
“Con nít mà, chưa hiểu chuyện. Để Tiểu Dư suy nghĩ thêm đi.”
Ông ta cười đắc ý, ánh mắt như muốn nói:
*Thấy chưa? Ba mẹ mày tin tao. Mày có thể làm gì được tao?*
Tôi siết chặt tay đến mức móng tay đâm sâu vào da thịt, toàn thân run rẩy.
Tôi rất muốn nói ra sự thật… nhưng tôi không dám.
Bóng ma thời thơ ấu vẫn đè nặng lên tôi như một ngọn núi.
Năm tôi chín tuổi, có lần ra ngoài chơi, tôi gặp một ông già ở gần đó.
Ông ta cho tôi kẹo, rồi dắt tôi vào một căn nhà tồi tàn.
Ông cười híp mắt hỏi tôi:
“Kẹo ngon không?”
Tôi gật đầu.
Ông nói, chỉ cần cho ông sờ một cái, sẽ cho tôi thêm nhiều kẹo ngon hơn nữa.
Ông ta rất khỏe.
Tôi nhớ mình đã khóc, vùng vẫy.
Tôi chạy ra khỏi đó, phía trước chỉ là cánh đồng mênh mông vô tận.
Ông ta tập tễnh đuổi theo sau, tôi chạy mãi vẫn không thấy điểm dừng.
Tôi chạy về nhà, khóc kể với mẹ.
Nhưng ông già kia lại vu oan tôi giẫm hỏng luống rau của ông ta, còn đòi mẹ tôi bồi thường.
Mẹ tôi mặt lạnh như tiền, điên cuồng tát tôi liên tiếp.
Trong miệng tôi tràn đầy vị mặn của máu và nước mắt.
“Đồ s/a/o c/h/ổ/i, ngày nào cũng gây họa cho tao! Mày không c/h/ế/t ở ngoài kia cho rồi!”
“Khóc khóc khóc! Vô dụng! Nghiệt chướng! Khóc nữa tao bóp c/h/ế/t mày luôn đấy!”
Bà bắt tôi phải xin lỗi ông già đó.
Thậm chí còn đổ hết lỗi lên chiếc váy hoa tôi mặc hôm đó.
“Con đĩ ranh, mặc váy chẳng phải là để đàn ông nhìn sao? Với cái đôi chân như củ cải của mày, có cởi trần truồng cũng chẳng ai thèm liếc!”
Từ đó, váy hoa trở thành biểu tượng của nỗi nhục trong tôi.
Tôi không bao giờ mặc váy nữa.
Lần này, tôi lại sợ.
Nếu tôi nói ra sự thật, liệu có kết cục gì khác năm xưa không?
Tại sao lại là tôi?
Tại sao hết lần này đến lần khác, luôn là tôi?
Mẹ kế phát hiện ra điều bất thường.
Sau khi tiễn tên biến thái rời đi, cô gõ cửa phòng tôi.
Tôi chui vào chăn, không trả lời.
Mẹ kế thở dài, giống hệt như cái ngày chúng tôi lần đầu gặp nhau khi tôi mười một tuổi.
Cô bế tôi lên, ánh mắt dịu dàng nhưng kiên quyết:
“Tiểu Dư, mẹ ở đây.
Nói cho mẹ biết, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì?”
7.
Lần sau lão biến thái đến nhà, hắn chẳng thèm giả vờ nữa.
Mới được mấy phút đã bắt đầu đưa tay sờ soạng lên chân tôi, ánh mắt dâm đãng dán chặt vào người tôi như thể đang chọn miếng thịt trong lò.
Tôi cố nén cơn buồn nôn, rút con dao gọt trái cây ra, đâm thẳng về phía hắn.
Lão hét lên thảm thiết, bàn tay bị tôi đâm xuyên.
Hắn vặn vẹo gương mặt, lao tới định đ/á/n/h tôi.
Mẹ kế xông vào, cầm cây móc quần áo đập tới tấp lên đầu hắn:
“Đồ bệnh hoạn! Dám bắt nạt con gái tôi à! Bắt nạt con gái tôi này!”
Mẹ kế định giữ lại bằng chứng để tố cáo hắn.
Lão biến thái hoảng loạn, quỳ xuống đất đập đầu “thình thịch”, nước mắt nước mũi tèm lem, khóc như c/h/ế/t cha:
“Xin hai người đừng tố cáo tôi, vợ tôi mà biết thì tôi sống không nổi đâu!”
“Tôi trả tiền! 50 vạn đủ không? Không đủ tôi tăng thêm! Làm ơn tha cho tôi, tôi không muốn đi tù!”
Vừa nghe đến tiền, ba tôi liền khuyên tôi nên “lấy lui làm tiến”.
Mẹ kế lập tức đ/á/n/h luôn cả ông, đập gãy hai cái răng cửa:
“Họ Tống, tôi nói cho anh biết, anh mà dám nhận tiền, tôi sẽ tống anh vào tù! Cũng đừng sống chung nữa — ly hôn đi!”
Dáng vẻ mẹ kế lúc nổi điên thật quá đáng sợ, ba tôi ôm mặt, không dám ho he một lời.
Sau đó, mẹ kế đổi cho tôi một cô giáo lớn tuổi, nghiêm khắc và tận tâm.
Tôi gần như dồn toàn bộ thời gian vào việc học.
Trong kỳ thi thử mới nhất, tôi đã vươn lên vị trí thứ 5 của lớp.
Cô vui đến mức rủ tôi đi ăn một bữa ra trò, nhưng tôi chỉ nói:
“Con chỉ muốn ăn cơm mẹ nấu thôi.”
Về đến nhà, dưới ánh đèn vàng ấm áp, mẹ kế ôm một chiếc bánh kem bước ra:
“Chúc mừng sinh nhật 18 tuổi của Tiểu Dư!”
Cô hơi lúng túng giải thích:
“Mẹ vô tình đọc được nhật ký của con… thấy con nói muốn có một chiếc bánh dâu tây… mẹ không cố ý xem trộm đâu…”
Tôi thổi tắt nến, mỉm cười nhìn mẹ:
“Cảm ơn mẹ, con rất thích.”
Chiếc bánh sinh nhật mà ngày bé chỉ dành riêng cho em gái.
Sự thiên vị chỉ thuộc về em gái.
Sau mười tám năm, cuối cùng cũng đến tay tôi.
Mắt mẹ kế đỏ hoe.
…
Mẹ ruột tôi bỏ gần 200 ngàn để chạy cho Tống Nguyên Ý vào cùng trường cấp ba với tôi.
Ba năm trôi qua, chúng tôi hầu như không gặp nhau.
Em ấy càng ngày càng xinh đẹp, cũng càng nổi loạn.
Trang điểm mắt khói đậm, hay tụ tập với đám nữ sinh bất hảo trong nhà vệ sinh để hút thuốc.
Thỉnh thoảng, tôi gặp mẹ ruột ở cổng trường, bà luôn tò mò hỏi điểm số của tôi.
Tôi nói đại: “Cũng bình thường thôi.”
Thế là bà lập tức đắc ý, không quên lườm tôi một cái sắc lẹm:
“Hứ, tôi đã nói mà. May mà hồi ly hôn không giành nuôi cô.
Suốt ngày vùi đầu học hành thì sao? Học hoài cũng chẳng bằng em gái cô!
Cô á, sau này đừng nói làm bóng, đến xách giày cho nó cũng không xứng!”
Tôi chỉ cười, không đáp.
Chuyện Tống Nguyên Ý gian lận thi cử thì ai trong trường cũng biết.
Có lần còn từ hạng dưới cùng nhảy lên nhì khối, được gọi là “chị gái công nghệ”.
Chỉ có mẹ tôi là vẫn bị lừa gạt, cứ tưởng con gái mình giỏi giang thật sự.
8.
Lại một lần thi thử nữa, lần này đề thi được bảo mật nghiêm ngặt, không thể mua được đáp án.
Sau kỳ thi, trường tổ chức buổi lễ tuyên dương chung cho cả khối 11 và khối 12.
Mẹ ruột tôi cũng đến, đeo kính râm, ngẩng cao đầu, cứ gặp ai là lại huênh hoang:
“Làm sao biết được Tống Nguyên Ý là con gái tôi à?”
“Ấy da, cũng bình thường thôi, chỉ là đứng nhất khối, chẳng có gì để tự hào cả!”
Mẹ kế tôi cũng có mặt.
Mẹ ruột tôi cố ý nâng cao giọng:
“Sinh cùng một mẹ thì sao? Có người sinh ra đã là đầu heo, có gene tốt cũng uổng công!”
Ai cũng biết tôi và Tống Nguyên Ý là chị em ruột, thế nên không ít người bàn ra tán vào.
Tôi khẽ vỗ vai mẹ kế, ra hiệu cô đừng lo lắng.
Buổi lễ hôm đó có hai khoảnh khắc chấn động.
Lần đầu là khi tôi được xướng tên đứng nhất khối.
Mẹ kế hân hoan bước lên phát biểu, dưới sân khấu vỗ tay như sấm, hàng loạt phụ huynh vây lấy cô để xin kinh nghiệm, chen chúc đến mức không nhúc nhích được.
Lần thứ hai là khi gọi đến tên Tống Nguyên Ý.
Mẹ ruột tôi lập tức nhảy lên sân khấu, ngẩng cao đầu như thể chuẩn bị nhận huân chương.
Nhưng lại bị giáo viên chủ nhiệm mắng té tát:
“Tống Nguyên Ý nhiều lần vi phạm quy định, gian lận trong thi cử, còn yêu đương trong thời gian học, ảnh hưởng xấu đến trường lớp, đã được nhắc nhở nhưng không thay đổi…”
Mẹ tôi trợn tròn mắt, giật lấy bảng điểm của em tôi.
Sáu môn cộng lại đúng 250 điểm.
Bà tức giận gầm lên:
“Tống Nguyên Ý! Mày cút lại đây cho tao!”
Sau đó, em tôi khóc lóc đòi c/h/ế/t, giãy nảy lên như phát rồ.
Mẹ tôi đành đồng ý để nó ở nhà tự học, đến kỳ thi đại học mới quay lại trường.
Trước khi rời đi, nó còn lườm tôi:
“Chờ đó! Tao vẫn chưa nghiêm túc học đâu, chỉ là không muốn lộ thực lực thôi!”
Ba tháng sau, tôi tham gia kỳ thi đại học.
Tổng điểm 622, vượt qua điểm chuẩn của ngôi trường mơ ước.
Tôi chọn chuyên ngành mình yêu thích.
Ngày biết kết quả, tôi chạy một mạch đến nhà hàng nơi mẹ kế đang lau bàn.
Tôi lao vào ôm chầm lấy mẹ kế:
“Mẹ ơi! Con đậu rồi!”
Mẹ kế “ừ” hai tiếng, quay mặt đi lau nước mắt.
Có người đến hỏi:
“Đây là con gái chị à? Giỏi quá!”
Tôi gật đầu, lớn tiếng đáp:
“Đúng vậy, cô ấy là mẹ tôi!”
Suốt những năm đại học, mẹ kế từng mang bao nhiêu túi lớn túi nhỏ đến thăm tôi.
Buổi trưa tôi mời mẹ ké ăn cơm, tình cờ thấy tên tôi được mẹ kế ghim đầu danh sách trên WeChat, chú thích là “Tiểu ngoan”.
Bao nhiêu năm nay, sự quan tâm của mẹ kế dành cho tôi còn hơn cả mẹ ruột.
Mẹ kế nhớ rõ khẩu vị của tôi, nhớ cả chu kỳ của tôi,
Mẹ kế tham gia vô số buổi họp phụ huynh, kiên nhẫn hỏi han tình hình học tập của tôi, chưa bao giờ than phiền.
Điện thoại của mẹ kế đầy ắp hình ảnh của tôi —
tôi mặc đồ mới,
tôi đi du lịch,
tôi đoạt giải…
Nếu tôi không nói, sẽ chẳng ai tin cô là mẹ kế.
Mẹ chính là kiểu mẹ mà năm sáu tuổi tôi từng ao ước được có.
Bây giờ là.
Sau này cũng sẽ mãi là.
Bình luận cho chương "Chương 3"
THẢO LUẬN TRUYỆN
Madara Info
Madara stands as a beacon for those desiring to craft a captivating online comic and manga reading platform on WordPress
For custom work request, please send email to wpstylish(at)gmail(dot)com