Chương 4
9.
Sau khi tốt nghiệp, tôi tìm được một công việc lương cao.
Về sau lại cùng các anh chị khóa trên khởi nghiệp, dần dần xây dựng được công ty riêng của mình.
Tôi mua cho mẹ kế một chiếc xe sang, rồi đón mẹ rời khỏi căn hộ nhỏ chật hẹp, dọn vào biệt thự lớn.
Mẹ kế không kìm được, đăng một bài khoe nhẹ lên vòng bạn bè.
Chỉ sau một đêm, họ hàng khắp nơi kéo đến như ong vỡ tổ.
Ba tôi lập tức gọi tôi về ăn cơm.
Bảy cô tám bác nhìn tôi chằm chằm, cái miệng ngọt như mía lùi:
“Ôi trời, có phải là Đại Dư đó không? Hồi nhỏ bác còn bế con, cho con hẳn 50 đồng cơ mà, nhớ không?”
“Phải đó, giờ Đại Dư rạng rỡ thế này, tụi bác cũng được thơm lây. Nào nào, lo sắp xếp cho em họ làm giám đốc đi, người nhà cả mà, nói gì khách sáo!”
“Đúng đúng! Nghe bảo Đại Dư đối xử với mẹ kế tốt lắm, ở biệt thự nữa chứ! Nhưng nói thật, dù gì bà ta cũng chỉ là mẹ kế, có thân đến đâu cũng là người ngoài.
Chứ sao bằng tụi bác, ruột rà máu mủ — Đại Dư à, đừng quên nguồn gốc đấy nhé!”
Mọi người vừa nói vừa cười, miệng không ngừng nhắc tôi phải biết hiếu kính ba mình.
Ba tôi say đến mức mặt đỏ bừng, nhìn tôi mà ánh mắt sáng rực như có lửa.
Tôi nói:
“Được. Con nhất định sẽ hiếu thuận với ông ấy.”
Nụ cười trên mặt ông ta chưa kịp tắt, tôi đã cầm chai rượu nện thẳng vào đầu ông.
Máu phun ra như suối.
Mọi người hét lên kinh hãi, tôi túm cổ áo ông ta, vừa tát vừa đếm:
“Một, hai, ba…”
“Đại Dư, mày điên rồi à? Dù gì ông ấy cũng là ba mày!”
Tôi bình tĩnh rút khăn giấy lau tay:
“Tôi biết chứ. Tôi chỉ đang hiếu thuận với ông ta bằng chính cách ông ta đã từng đối xử với tôi.”
Năm tôi năm tuổi, ba tôi chơi chứng khoán thua lỗ sạch sành sanh.
Ông ta say khướt về nhà, đá tung cửa, lôi tôi — đang ngủ say — từ trên giường xuống.
“Ngủ cái con mẹ mày à? Ông đây mất trắng cả đống tiền mà mày còn ngủ được à? Dậy ngay cho tao!”
“Đồ s/a/o c/h/ổ/i không có ‘chim’, tất cả là lỗi của mày! Mày làm tao mất tiền, mày đi c/h/ế/t đi!”
Tôi co rúm trong góc, khóc lóc van xin, mong nước mắt có thể đ/á/n/h thức chút tình cha còn sót lại trong ông.
Tôi biết nấu cơm, không cần ai đưa đón, luôn đứng nhất lớp, gom góp từng đồng để mua quà cho họ.
Tôi cố gắng hết mức để chứng minh mình không phải gánh nặng.
Nhưng ba tôi càng lúc càng xuống tay tàn nhẫn.
Tôi suýt ngất đi.
Mẹ tôi ló đầu ra khỏi phòng, gào lên:
“Ồn ào cái gì! Đ/á/n/h thì ra ngoài mà đ/á/n/h! Nguyên Ý khó khăn lắm mới ngủ được đấy!”
Cách một bức tường, em gái tôi đang nằm trên giường công chúa, nghe truyện cổ tích mà ngủ ngon lành.
Còn tôi thì bị xách như con gà con ném ra hành lang, run rẩy trong cái lạnh âm sáu, bảy độ.
Một lúc sau, đám họ hàng im lặng.
Ai đó khẽ nói:
“Nhưng dù gì ông ấy cũng là ba mày. Với lại tụi bác trước giờ đâu có bạc đãi gì mày…”
Tôi lật tấm màn cuối cùng che đậy sự giả tạo.
“Hồi nhỏ, anh họ ăn cắp 2,000 đồng, đổ vấy lên đầu tôi.
Dì Hai đ/á/n/h tôi thủng màng nhĩ.
Em họ bắt tôi làm bài giúp, tôi không chịu thì nó đá tôi bầm dập.
Còn chú Ba… Các người đúng là không bạc đãi tôi thật.”
Mặt mũi ai nấy đều đỏ bừng, lắp bắp không nói nổi một câu.
Tôi quay lại, giáng thêm một cái tát vào mặt ba tôi.
Trong ánh mắt bàng hoàng của ông, tôi rành rọt nói từng chữ:
“Ba, sau này con nhất định sẽ… thật… sự… hiếu… thuận với ba.”
Nửa tháng trước, người cha này đột nhiên thay đổi.
Không chỉ chủ động kết bạn WeChat với tôi, còn “hào phóng” chuyển khoản 6 tệ 6.
Ông ta liên tục nhắn tin:
“Trời lạnh nhớ mặc thêm áo.”
“Thiếu tiền thì nói với ba.”
“Ba mãi mãi yêu con.”
Tôi bảo:
“Được thôi, ba chuyển con 1,000 gấp cái.”
Ngay lập tức ông ta biến mất, hôm sau lại tiếp tục gửi một đống lời sáo rỗng.
Đấy, đó chính là ba tôi.
Ông biết rõ bản thân tệ đến mức nào.
Giờ tôi đã độc lập, ông đã già, ông sợ tôi không nuôi ông.
Nên mới bày tỏ cái thứ “tình yêu rẻ mạt” của mình.
Từ nhỏ đến lớn, nếu ông chỉ cần đứng ra một lần, chỉ cần nói một câu bênh vực tôi, tôi đã không khổ như thế.
Chỉ cần không ly hôn, chỉ cần có bữa cơm nóng, có cái chăn ấm để ngủ, chỉ cần không đụng đến lợi ích của ông, thì dù có đ/á/n/h c/h/ế/t tôi — thì đã sao?
Tôi mãi mãi là kẻ đáng thương bị đem ra làm vật hy sinh.
Con người mà — ăn thịt thì khen ngon, rửa bát thì mắng bát bẩn.
Ba tôi vừa ăn vừa lấy, buông đũa là chửi mẹ.
Đó chính là ba tôi.
Chẳng có lấy một điểm tốt, mà vẫn tự cho mình là đúng.
10.
Sau khi đi làm, mẹ ruột tôi từng tìm đến tôi vài lần.
Tống Nguyên Ý tham gia kỳ thi đại học, nói mình đã đậu vào một trường trọng điểm, còn đem về cả giấy báo trúng tuyển.
Mẹ tôi mở tiệc lớn ăn mừng, còn thưởng cho nó 50.000 tệ đi du lịch.
Nhưng đến ngày khai giảng, Tống Nguyên Ý sống c/h/ế/t không chịu đi học.
Mẹ tôi lôi nó đến tận nơi, nhân viên trường kiểm tra xong chỉ lạnh nhạt nói:
“Xin lỗi, danh sách trúng tuyển hoàn toàn không có người tên Tống Nguyên Ý.”
Mẹ tôi sững sờ.
Tức điên lên, bà vừa đá vừa mắng, chất vấn nó chuyện gì đang xảy ra.
Tống Nguyên Ý quỳ “phịch” xuống đất, thừa nhận tờ giấy báo kia là đặt làm giả trên mạng.
Xem lại điểm thi của nó — 157 điểm!
Đúng vậy, sáu môn cộng lại chỉ có 157 điểm, ngay cả chuẩn xét tuyển cao đẳng cũng không đạt.
Mẹ tôi ép nó đi học lại, còn bỏ ra một khoản lớn thuê giáo viên nổi tiếng dạy kèm.
Chưa đến một tuần, giáo viên bỏ chạy.
Dù tăng gấp đôi lương cũng không ai dám nhận.
Mọi chuyện cứ thế trôi qua mù mịt thêm một năm.
Đến kỳ thi đại học năm tiếp theo, Tống Nguyên Ý thi được… 124 điểm.
Thấp hơn năm trước.
Mẹ tôi giận đến gần như phát điên, vẫn khăng khăng bắt nó học lại tiếp.
Tống Nguyên Ý ôm bụng, mặt đầy hạnh phúc, bảo mình đã mang thai con của Thẩm Ngôn, nhất quyết phải lấy cậu ta.
Mẹ tôi trợn mắt, lập tức ngất xỉu.
Khi tỉnh lại trong bệnh viện, Tống Nguyên Ý và Thẩm Ngôn đã công khai đăng ký kết hôn.
Tệ hơn nữa, bác sĩ phát hiện trong não mẹ tôi có một khối u ác tính.
Lúc này, bà mới nghĩ đến tôi.
Bà khóc như mưa, nước mắt nước mũi dính đầy mặt, nói năm xưa mắt mù lòng mù, nhận lầm người.
Tôi mới là tâm can bảo bối, là đứa con gái tốt của bà.
Tôi cười nhạt.
Mẹ tôi dè dặt nhìn sắc mặt tôi:
“Con gái à, con sẽ không bỏ mặc mẹ đâu, đúng không? Con chắc chắn sẽ cứu mẹ mà, mẹ là mẹ của con cơ mà…”
Tôi lạnh lùng:
“Bà Lý Xuân Hoa, khi ly hôn, chính bà nói sau này không còn đứa con gái nào tên Tống Đa Dư, mới vài năm thôi mà quên rồi sao?”
Bà cười gượng:
“Năm đó mẹ cũng bất đắc dĩ thôi… Con là chị, em con còn nhỏ, mẹ buộc phải bỏ một người…”
“Tôi hiểu.
Vậy giờ tôi cũng cần bỏ một người.
Mong bà thông cảm.”
Cuối cùng, gương mặt thật của bà cũng hiện ra.
Bà đập giường, gào lên:
“Tống Đa Dư, mày quay lại đây cho tao! Tao là mẹ mày, nuôi mẹ là đạo lý trời đất! Mày không nuôi, tao kiện mày! Tao đến công ty mày làm ầm lên, để xem ai còn dám nhìn mày tử tế!”
Tôi quay lại nhìn bà.
Giọng bà bỗng hạ xuống, khẩn thiết:
“Xin con đấy, Tiểu Dư, cứu mẹ với… mẹ không muốn c/h/ế/t… mẹ biết con có tiền mà…
Mẹ thật sự yêu con, là ba con xúi giục mẹ…”
Tôi hỏi:
“Bà Lý, bà còn nhớ lúc nhỏ tôi rất thích ăn tôm cá không?”
“Nhớ chứ, nhớ chứ! Đợi mẹ khỏi bệnh, mẹ nấu cho con một bàn toàn hải sản luôn!”
Tôi nhẹ nhàng đáp:
“Sai rồi.
Người thích ăn hải sản là em gái.
Tôi bị dị ứng.”
Tôi không muốn nhắc lại những chuyện cũ ấy nữa.
Tôi không muốn biến thành người đàn bà suốt ngày than khổ như Tường Lâm Tẩu.
Nhưng tôi không có cách nào khác.
Tôi buộc phải tự tay xé bung từng vết sẹo đã đóng vảy ra, phơi bày ra trước mọi người.
Chỉ như vậy, tôi mới được bảo vệ bởi sự cảm thông của dư luận.
Cuối cùng, tôi vẫn bỏ tiền ra.
Ung thư não của Lý Xuân Hoa đã ở giai đoạn cuối.
Tôi dùng tiền giữ bà sống lay lắt, không khỏi được, cũng c/h/ế/t không xong.
Bà liên tục nôn mửa, sốt cao, nửa người tê liệt, tiểu tiện không tự chủ.
Đến cuối cùng, bà vật vã trên giường, cầu xin tôi tháo ống thở để bà c/h/ế/t cho nhẹ nhàng.
Tôi tất nhiên không làm vậy.
Ngay cả bác sĩ cũng khuyên tôi ngừng điều trị.
Tôi vẫn cố cứu.
Khi Lý Xuân Hoa c/h/ế/t đi, đã chẳng còn hình người.
Người ta khen tôi là đứa con gái hiếu thuận.
Còn về Tống Nguyên Ý — sau khi cưới Thẩm Ngôn, bị bạo hành đến mức sẩy thai.
Chưa đầy ba tháng sau, lại mang thai lần nữa.
Lúc này, fan của cô ta bắt đầu phẫn nộ.
Lần đầu sẩy thai, cư dân mạng tha thiết khuyên cô nên ly hôn.
Cô ta miệng thì đồng ý, tay thì tranh thủ nhận quảng cáo kiếm tiền.
Giờ lại tiếp tục mang thai, chẳng khác gì coi fan như lũ ngốc.
Tống Nguyên Ý từng là người mẫu nhí, thỉnh thoảng còn đóng phim ngắn.
Nhưng từ khi mang thai, eo to ra, mặt nổi tàn nhang, da chảy xệ, tiêu bao nhiêu tiền cũng không cứu vãn nổi.
Thêm vào đó là việc bị bóc chuyện điểm thi và gian lận, Tống Nguyên Ý bị cộng đồng mạng mỉa mai thậm tệ, dần biến mất khỏi tầm mắt công chúng.
Ba tôi tìm đến công ty tôi gây rối, đòi tôi nuôi dưỡng.
Tôi chi đúng theo quy định pháp luật, mức tối thiểu sinh hoạt phí, rồi lập tức đổi số điện thoại, chặn hết mọi liên lạc với ông ta, dắt mẹ kế bay thẳng ra nước ngoài.
Khi tôi và mẹ kế đang ngắm chim cánh cụt ở New Zealand, một người bạn gọi điện đến:
“Cậu biết chưa?
Ba cậu đến đòi Tống Nguyên Ý đưa tiền, hai người cãi nhau, kết quả rơi từ tầng 12 xuống… thảm không tả nổi.”
Tôi cúp máy, thở dài một hơi.
Mẹ kế nắm lấy tay tôi, siết chặt.
**Mỗi một người không có máu mủ ruột rà, nhưng đối xử với bạn thật lòng — đều là món quà mà ông trời ban tặng.**
Ngày đầu tiên của mùa xuân.
Tôi đã được tự do.
Bình luận cho chương "Chương 4"
THẢO LUẬN TRUYỆN
Madara Info
Madara stands as a beacon for those desiring to craft a captivating online comic and manga reading platform on WordPress
For custom work request, please send email to wpstylish(at)gmail(dot)com